Tổng hợp các loại bề mặt gỗ công nghiệp thông dụng nhất hiện nay

22/05/2020
Không thể phủ nhận sự nổi trội của các sản phẩm gỗ công nghiệp được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất như văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học… trên thị trường hiện nay, 4 loại bề mặt gỗ công nghiệp thông dụng phải kể đến là melamine, laminate, veneer và cuối cùng là acrylic. Những loại bề mặt này có đặc điểm, ưu và nhược điểm gì, nên chọn loại nào? Cùng Nội thất Âu Mỹ tham khảo qua bài dưới đây.
các loại bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến

Bề mặt Melamine ( MFC – Melamine Face Chipboard)

 
Là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0,4 -1 zem (1 zem = 0,1 mm), được dùng để phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ ván dăm, ván mịn MDF, HDF. Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường từ 18 mm -25mm.
cấu tạo bề mặt melamine

Bề mặt Melamine được cấu tạo gồm 3 lớp:

Lớp bảo vệ Overlay: là lớp keo trong suốt cho kết cấu gỗ trở nên ổn định và chắc chắn hơn, MFC có khả năng chống nước, xước, biến dạng khi va đập và khả năng giữ màu cao cũng như chống cháy tốt.
Lớp phim tạo màu (Decorative paper): Lớp giấy trang trí được in vân/hoa văn hoặc màu sắc thiết kế phù hợp.
Lớp giấy nền (Kraft paper): là lớp dưới cùng quyết định độ dày và mỏng của gỗ MFC, được làm từ bột gỗ, titan với các chất khác.

 
Ưu điểm: bề mặt đa dạng với các màu sắc phong phú, 2 màu chính là nâu xám và gỗ tự nhiên, chất liệu Melamine rất khó phai màu, chống xước cao với độ bền tốt. Chất liệu thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng, đặc biệt dễ vệ sinh lau chùi, có giá thành rẻ nhất trong các loại bề mặt gỗ công nghiệp.
Nhược điểm: hạn chế về tạo dáng uốn cong cho những công trình phức tạp, chịu ẩm và nước kém
Ứng dụng rộng rãi cho các đồ nội thất gia đình, không gian công cộng và không gian làm việc như bàn, ghế, kệ, tủ… trừ những nơi có độ ẩm cao như nhà bếp và phòng tắm.
Tủ quần áo bằng chất liệu gỗ melamine mang đến vẻ sang trọng, tinh tế cho căn phòng ngủ

Tủ quần áo bằng chất liệu gỗ melamine mang đến vẻ sang trọng, tinh tế cho căn phòng ngủ
 

Bề mặt Laminate

Bề mặt phủ lên cốt gỗ Laminate cũng là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, tuy nhiên có độ dày hơn nhiều. Độ dày của laminate là 0,5 – 1mm tùy thuộc vào từng loại. Nhờ vào đặc điểm này chúng ta có thể dễ dàng phân biệt 2 loại bề mặt này.
Như Melamine, Laminate được sử dụng chủ yếu phủ lên cốt gỗ ván dăm, hoặc ván mịn MDF, HDF.
cấu tạo bề mặt laminate

Bề mặt Laminate gồm 3 lớp như sau:

- Lớp Overlay: được làm từ cellulose tinh khiết, phủ trên cùng lớp giấy trang trí, tạo độ sáng bóng và bảo vệ các lớp bên trong.
- Lớp Decorative paper:
là lớp giấy trang trí tạo vân và màu sắc cho tấm Laminate, được nhúng keo Melamine và sau đó được mang đi ép cùng lớp Overlay dưới áp suất và nhiệt độ cao.
- Lớp Kraft Papers: gồm nhiều lớp giấy được nén chặt với nhau dưới nhiệt độ cao tạo nên độ dày cho bề mặt Laminate. Lớp này được làm từ bột giấy và các chất phụ gia.


Ưu điểm: đa dạng màu sắc và kiểu dáng từ đơn sắc cho đến dạng vân gỗ, bề mặt Laminate có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming… ngoài ra bề mặt này còn có khả năng chịu lực cao, chống xước, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.
Nhược điểm: có giá thành khá cao và đòi hỏi kĩ thuật dán keo hiện đại thì mới có thể hoàn thành sản phẩm này.

Ứng dụng linh hoạt trong ảnh ép Laminate, làm miếng dán Laminate để trang trí các bề mặt. Thiết kế các sản phẩm nội thất gia đình, nội thất khu công cộng, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại như tủ, bàn, cửa, giường, các vách ốp, vách ngăn…
- Ứng dụng trong thi công các không gian kiến trúc từ bình dân đến sang trọng, hiện đại.
 Tủ bếp gỗ Laminate với gam màu xanh ấn tượng

Tủ bếp gỗ Laminate với gam màu xanh ấn tượng
 

Bề mặt Veneer

Khác với các chất liệu bề mặt khác, Veneer thực chất được làm từ gỗ tự nhiên. Tuy được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên nhưng bề mặt gỗ Veneer chỉ dày 0,3 – 0,6mm, rộng tùy theo loại gỗ trung bình khoảng 180mm, dài khoảng 240 mm.
Sau khi được lạng, sấy phơi khô gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MFC, MDF, và gỗ dán Plywood để làm ra các sản phẩm nội thất như bàn học, tủ quần áo, kệ sách, kệ tivi, ngoài ra veneer còn được dùng làm lam, ốp vách trần, trần uốn cong mặt bàn.
Ứng dụng gỗ veneer cho đồ nội thất trong phòng ngủ

Ứng dụng gỗ veneer cho đồ nội thất trong phòng ngủ
 

Ưu điểm: Gỗ Veneer có bề mặt nhẵn, sáng bóng, chống cong vênh, mối mọt, nứt khi thời tiết thay đổi, cho phép bạn có thể ghép vân tinh tế trên bề mặt gỗ mà không sợ bị phai màu.
Chi phí thấp so với gỗ tự nhiên dễ thi công và có thể tạo những đường cong theo ý của nhà sản xuất.
Nhược điểm: đặc điểm của gỗ Veneer là được lạng mỏng từ các thân cây gỗ tự nhiên lớn nên có bề dày vô cùng mong manh bởi vậy khi kết hợp với cốt gỗ công nghiệp dẫn tới khả năng chống chịu nước kém, sản phẩm có thể bị ngấm nước, dễ bị sứt mẻ, rạn nứt khi gặp phải những va đập mạnh. Bởi vậy, việc sử dụng gỗ chỉ áp dụng ở những nơi quanh năm không tiếp xúc với nước, cố định và ít khi phải di chuyển.

Bề mặt Acrylic

Bề mặt phủ lên cốt Acrylic hay còn gọi là High Gloss Acrylic chỉ một nhóm nguyên liệu nhựa dẻo được tạo từ hợp chất axit acrylic hoặc axit metacrylic. Ở Việt Nam bề mặt này còn được gọi là Mica hay gỗ bóng gương. Bởi sản phẩm có bề mặt bóng đều, óng ánh tự nhiên.
bảng màu đa dạng bề mặt phủ Acrylic công ty An Cường
Bảng màu đa dạng của chất liệu Acrylic
 

Ưu điểm: sở hữu bảng màu vô cùng phong phú và đa dạng từ màu đơn sắc, vân gỗ, nhũ kim, giã xước kim loại.
Có khả năng lấy ánh sáng tối ưu và chịu tác động vật lý rất tốt, không rạn nứt hay vỡ. Trọng lượng nhẹ nhàng giúp dễ dàng di chuyển và thi công.
Nhược điểm: Có giá thành cao nhất trong các loại bề mặt và đặc biệt là khó xử lý nếu bị vật nhọn cứa vào, thông thường phải thay mới và hạn chế trong việc kết hợp nhiều không gian nội thất và không phù hợp với các kiến trúc mang phong cách cổ điển và tân cổ điển.

Với chất liệu trơn bóng Acrylic, thiết kế nội thất đồng màu mang đến một không gian sống hiện đại

Với chất liệu trơn bóng Acrylic, thiết kế nội thất đồng màu mang đến một không gian sống hiện đại

Ứng dụng dùng làm các sản phẩm nội thất như tủ quần áo, tủ bếp, kệ tivi, trang trí nội thất các vách ngăn, ốp tường. Đặc biệt có thể sản xuất nội thất ở các khu vực tiếp xúc với nước nhiều và ngoài trời.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn các loại vật liệu bề mặt cho gỗ công nghiệp. Mọi thắc mắc xin vui lòng gửi đến chúng tôi để được tư vấn và giải đáp tận tình nhé.

Thiết kế nhà bếp Shaker vẻ đẹp vượt thời gian
14 03 2022
Nhà bếp Shaker xuất hiện từ cuối năm 1700 cho đến nay nó đã trải qua hơn 3 thập kỷ, được biết đến ngay từ ban đầu là nhà bếp thủ công truyền thống, trải qua theo thời gian tủ bếp Shaker đã có những...
Ý tưởng phối màu cho tủ bếp Đỏ Trắng
11 02 2022
Bạn yêu thích gam bếp màu đỏ nhưng ngại thử nghiệm khi cho rằng chúng quá nổi bật, có vô vàn cách phối hợp để căn bếp của bạn vẫn giữ được tinh thần của gam màu mạnh mẽ và cuốn hút đặc biệt khi kết...
4 yếu tố quyết định căn bếp hoàn hảo theo cách của bạn
07 12 2021
Căn bếp không chỉ đơn thuần là nơi chuẩn bị thực phẩm mà trên hết nơi đây chiếm giữ vị trí vô cùng ý nghĩa và quan trọng trong gia đình. Khi thiết kế bếp cần được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố để...
GIỚI THIỆU GỖ AN CƯỜNG & ỨNG DỤNG TRONG NỘI THẤT
26 10 2021
Nhà cung cấp nguyên vật liệu trang trí nội thất và vật liệu decor hàng đầu tại Việt Nam, những sản phẩn gỗ An Cường luôn đón đầu các xu hướng mới nhất của ngành gỗ công nghiệp thế giới về màu, vân...